- Tùy theo mỗi hợp đồng đã kí kết giữa các bên, tùy theo phương án Bảo vệ đã lên trước, mà mỗi loại Mục tiêu sẽ có những qui trình bảo vệ khác nhau, Nhiệm vụ của nhân viên Bảo vệ cũng khác nhau, ở đây chúng ta sẽ nói đến nhiệm vụ chung của một nhân viên Bảo vệ, Bất cứ nhân viên nào cũng đều phải nắm qui trình này, không phân biệt loại Mục tiêu nào cả, chỉ là có cần thiết để áp dụng vào qui trình làm việc tại đó hay không mà thôi.
( Mục tiêu khác nhau thì qui trình làm việc, nhiệm vụ của Nhân viên Bảo vệ cũng khác nhau) |
1: Chấp hành
nghiêm túc nội qui của khách hàng và pháp luật.
2: Đảm bảo an ninh, an toàn
về người và sản cho Công ty khách hàng, Đảm bảo về PCCC, giữ gìn vệ sinh nơi làm việc.
3: Ghi sổ sách chính xác các
trường hợp xuất nhập vật tư, hàng hoá ra khỏi Công ty. Mọi tài sản xuất ra khỏi
công ty phải có phiếu xuất hoặc giấy đồng ý cho xuất của Ban Giám đốc, Kiểm tra
con dấu và chữ ký của người có đủ thẩm quyền ký xác nhận giấy tờ và hóa đơn xuất
nhập.
4: Khi khách đến liên hệ
giao dịch. Bảo vệ hỏi rõ lai lịch của khách sau đó liên hệ văn phòng hoặc người
cần gặp. Nếu bộ phận văn phòng công ty đồng ý tiếp thì bảo vệ đề nghị khách
đăng ký và xuất trình giấy tờ tùy thân trước khi vào công ty. Phát thẻ khách và
hướng dẫn khách đi đến đúng bộ phận cần gặp.
5: Bảo vệ có trách nhiệm
giúp khách, CNV đưa xe vào đúng vị trí khi khách CNV dừng xe trước công ty,
phát thẻ xe, thu thẻ xe khi khách – CNV lấy lại xe, giúp khách CNV chuyển xe từ
chỗ để xe ra ngoài.
6: Khi có thư báo, bưu phẩm,
quà tặng. Nhân viên bảo vệ phải xem rõ ràng người gửi và người nhận, kiểm tra độ
an toàn của bưu phẩm, Lập và cập nhật vào sổ giao nhận bưu phẩm, nhận từ tay
người đưa đến đồng thời chuyển ngay đến bộ phận văn thư của Công ty xử lý.
7: Giúp đỡ các bộ phận cá
nhân nơi công tác trong phạm vi thời gian cho phép.
8: Trường hợp phân ca trực
cho tại cùng một địa điểm thì bảo vệ phải lập biên bản bàn giao ca. Biên bản bàn giao ca phải thể hiện các nội
dung: số lượng chìa khoá giao, ngày giờ giao, tên người giao – người nhận, các
trường hợp phát sinh trong ca trực, các trường hợp cần giải quyết tiếp theo…
9: Lập sổ theo dõi CBCNV và
khách gồm các cột sau: ngày, họ tên, bộ phận/cơ quan, giờ đến/đi, nội dung công
việc, ghi chú. Sổ theo dõi CBCNV và
khách để theo dõi khách hàng đến, khách hàng ra khỏi công ty, CBCNV đến muộn, về
sớm, từ bộ phận khác sang liên hệ công tác, công tác xong trở về, đi công tác,
đi công tác trở về… Mỗi trường hợp phải ghi riêng.
10: Không tự ý bỏ vị trí gác,
trực, không lơ là chây lười, không ngủ trong giờ làm việc, không hút thuốc và sử
dụng các chất ma túy, không đánh bài bạc trong giờ làm việc, không uống rượu,
bia trong giờ làm việc. Bảo vệ không đọc báo trong giờ làm việc, không làm ảnh
hưởng đến CBCNV bộ phận khác đang làm việc.
11: Nhắc nhở nhân viên, công
nhân, khách đến làm việc luôn tuân thủ các biện pháp an toàn lao động, PCCN và
nội quy Công ty. Luôn trao thẻ khách đúng qui định cho khách vào Công ty.
12: Kiên quyết không cho nhân
viên và khách có mùi rượu, bia, mang chất nổ… vào Công ty.
13: Thực hiện các công việc
khác do Trưởng phòng phân công.