QUI TRÌNH QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG CCHT
(Số: NBV/PNV/CCHT/1122/….)
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
I: Định nghĩa: (theo Số: 28/VBHN-VPQH, LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ.)
Công cụ hỗ trợ (CCHT) là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử
dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn
người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành
công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:
a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ
trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay,
pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây
mê, chất gây ngứa;
c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa
số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá
chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;
đ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử
dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
e) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là
phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của
nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy
định tại các điểm a, b, c và d khoản này.
II: Nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ
khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ
1. Tuân
thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Trang
bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải đúng thẩm quyền, đối tượng và bảo
đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
3.
Người quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ
phải bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định.
4.
Người ra mệnh lệnh hoặc quyết định sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc
nổ, công cụ hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về mệnh lệnh, quyết định của mình.
5. Sử
dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đúng
mục đích, đúng quy định, hạn chế thiệt hại đối với người, tài sản và môi
trường.
6.
Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, trang bị, mang, xuất khẩu, nhập
khẩu, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ,
công cụ hỗ trợ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy xác nhận.
7. Vũ
khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không còn nhu cầu sử dụng,
hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng phải được thu hồi, thanh lý
hoặc tiêu hủy.
8. Vũ
khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ và các loại giấy phép,
giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ bị mất phải được kịp thời báo cáo cho
cơ quan quản lý có thẩm quyền.
9. Vũ
khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được thử nghiệm, kiểm
định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản
phẩm, hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam.
III. Điều kiện, trách nhiệm của người được giao sử dụng
vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
1.
Người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ
điều kiện sau đây:
a) Có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có
phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;
c)
Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu
trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản
án, quyết định của Tòa án;
d) Đã
qua đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí, vật liệu
nổ, công cụ hỗ trợ.
2.
Người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có trách nhiệm sau
đây:
a) Sử
dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định;
b) Khi
mang vũ khí, công cụ hỗ trợ phải mang theo giấy chứng nhận, giấy phép sử dụng;
c) Bảo
quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm
an toàn, không để mất, hư hỏng;
d) Bàn
giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và giấy phép cho người có trách
nhiệm quản lý, bảo quản theo đúng quy định sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết
thời hạn được giao.
3.
Chính phủ quy định việc huấn luyện và cấp chứng nhận về sử dụng vũ khí, vật
liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
1.
Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc
nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có
phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;
c)
Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu
trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản
án, quyết định của Tòa án;
d) Đã
qua đào tạo, huấn luyện và được cấp chứng chỉ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ
quân dụng, công cụ hỗ trợ; chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa
cháy, kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
đ) Nắm
vững nội quy, chế độ quản lý, bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ,
tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Người
được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ,
công cụ hỗ trợ có trách nhiệm thực hiện đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an
toàn, không để mất, hư hỏng.
3.
Chính phủ quy định việc huấn luyện và cấp chứng chỉ về quản lý vũ khí, vật liệu
nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu
nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
V. Quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc
nổ, công cụ hỗ trợ
1. Vũ
khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được quản lý, bảo
quản theo đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng.
2. Kho,
nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được
bố trí, thiết kế, xây dựng đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn,
phòng, chống cháy, nổ, bảo đảm môi trường theo quy định; có nội quy, phương án
bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy, kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự
cố hóa chất và phương tiện bảo đảm an toàn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3.
Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, tiền
chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
PHÒNG BAN VÀ CÁC VĂN BẢN, QUI TRÌNH HỖ TRỢ:
1: Phòng ban hỗ trợ:
a)
BGĐ: Chỉ đạo lên kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, quyết
định thay đổi, quyết định ban hành qui trình, qui chế, nội qui.
b)
PNV: Đề xuất mua, cấp phát, quản lí sử dụng và thu hồi
CCHT…
c)
Kho: Quản lí bảo quản, cấp phát CCHT…
2: Văn bản và qui
trình hỗ trợ.
a)
Mẫu phương
án Bảo vệ: Mẫu: SỐ: QNVN/PNV/.../20.../PA
b)
Luật Số:
28/VBHN-VPQH, LUẬT QUẢN LÝ,
SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ
c)
Luật số 50/2019/QH14
ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực kể từ ngày
10 tháng 01 năm 2020.
d)
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
e)
Nội qui
khách hàng.
1: Qui trình quản lí CCHT trải qua 4 bước theo tiến độ thời
gian là:
HOÀN
THÀNH THỦ TỤC MUA CCHT XIN GIẤY PHÉP SỬ DỤNG
QUẢN LÍ TẠI KHO BÁO CÁO
2: Sơ đồ qui trình:
QUI TRÌNH CẤP PHÁT VÀ SỬ DỤNG CCHT
1: Qui trình cấp phát và sử dụng CCHT trải qua 4 bước theo
tiến độ thời gian là:
ĐỀ XUẤT CẤP PHÁT SỬ DỤNG BÁO CÁO
2: Sơ đồ qui trình:
QUI TRÌNH THU HỒI CCHT
1: Qui trình thu hồi CCHT trải qua 4 bước theo tiến độ thời
gian là:
ĐỀ XUẤT THU HỒI LƯU KHO BÁO CÁO
2: Sơ đồ qui trình:
Liện hệ nhận trọn bộ tài liệu chuyên ngành , quảng cáo: 0901 68 22 18 (Zalo Phương Nhi)